17 thg 12, 2009

Vòi nước ống tre (Bamboo fountains)

Trong cách trang trí sân vườn Nhật Bản, những vật dụng chất liệu tre luôn được sử dụng phổ biến vì tính hữu dụng, hòa hợp thiên nhiên và giá trị kinh tế, và phụ thuộc vào cả nền văn hóa của người Nhật Bản.
Vòi nước ống tre (Bamboo fountain hay Kakei vannpost) đã được sử dụng tại sân vườn Nhật Bản trong nhiều thế kỷ. Nhiều người cho rằng những vòi nước ống tre này thích hợp với phong cách sân vườn Zen. Bạn có thể đặt những vòi nước này cạnh ao nước, chậu nước hay sân vườn nước để tạo góc nhìn đẹp và sinh động hơn. Ngoài ra, người Nhật cũng sử dụng đến kỹ thuật Shishi odoshi hay Deer Chaser để kết hợp với Kakei nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh sống cũng như hoàn thiện thiết kế sân vườn của họ. Shishi odoshi là một ống tre ngắn. Nó nằm cân bằng trên trục đứng và có thể dốc lên hay xuống. Nước từ Kakei đổ xuống Shishi odoshi. Khi Shishi odoshi đầy nước, nó sẽ dốc ngược lại và đổ nước xuống chậu nước hay đá sỏi phía dưới. Sau đó, nó trở lại vị trí cân bằng ban đầu. Khi nước đổ xuống sẽ tạo ra tiếng va đập giữa nước với đá sỏi. Tiếng ồn này được gọi là Deer Chaser với mục đích là xua đuổi những con nai hay những con thú khác.

freshhome-voi-nuoc-ong-tre_01

freshhome-voi-nuoc-ong-tre_02

freshhome-voi-nuoc-ong-tre_03

freshhome-voi-nuoc-ong-tre_04

freshhome-voi-nuoc-ong-tre_05

freshhome-voi-nuoc-ong-tre_06

freshhome-voi-nuoc-ong-tre_07

http://freshhome.wordpress.com

Chậu nước Nhật Bản (Tsukubai hay Chozubachi)

Những chậu nước (basins) được xem là biểu tượng của sự tinh khiết cả về tinh thần lẫn thể chất. Do đó, nó là một phần trọng tâm trong sân vườn Nhật Bản. Chúng được xem là những thành phần trang trí giúp tăng thêm vẻ đẹp và sức sống của sân vườn Nhật Bản. Ngày nay, chúng đóng một vai trò đặc biệt và rất thích hợp sử dụng trong một không gian sân vườn nhỏ. Tuy nhiên, bạn nên quan tâm đến cách bố trí chậu nước. Không nên đặt chậu nước tại vị trí có quá nhiều bóng tối, và cũng sẽ vô nghĩa nếu chậu nước nằm tách biệt với các thành phần trang trí khác trong sân vườn.

freshhome-chau-nuoc-nhat-ban_01

freshhome-chau-nuoc-nhat-ban_02

freshhome-chau-nuoc-nhat-ban_03

freshhome-chau-nuoc-nhat-ban_04

freshhome-chau-nuoc-nhat-ban_05

http://freshhome.wordpress.com

Modern garden

Đây là mẫu sân vườn hiện đại với tên gọi “The Canary Islands Spa Garden” được thiết kế bởi David Cubero và James Wong trong Hội chợ Hoa Chelsea năm 2009. Nhà thiết kế đã lấy cảm hứng từ những phong cảnh núi lửa và quần thể thực vật tại quần đảo Canary. Mẫu sân vườn này được thiết kế với mục đích chào đón những vị khách ghé thăm và giới thiệu họ khám phá những vẻ đẹp lãng quên của quần đảo Canary thông qua những dòng suối nước nóng, đá dung nham đen (black lava rock), và những cây cọ cao chót vót, để trải nghiệm những ý tưởng về lịch sử thiên nhiên của quần đảo xa xôi này.

freshhome-The-Canary-Island_01

freshhome-The-Canary-Island_02

freshhome-The-Canary-Island_03

freshhome-The-Canary-Island_04

freshhome-The-Canary-Island_05

freshhome-The-Canary-Island_06

freshhome-The-Canary-Island_07

freshhome-The-Canary-Island_08

freshhome-The-Canary-Island_09

freshhome-The-Canary-Island_10

http://www.amphibiandesigns.com

Tropical garden

Lấy cảm hứng từ khu đền thờ thanh tịnh điển hình của vùng Đông Nam Á, sân vườn suối nước này được thiết kế nhằm đem lại nơi ẩn cư dành cho những ai yêu thích cuộc sống thanh tịnh, bình dị thôn quê. Giữa những chiếc lá lược của cây dương xỉ và những cây phong lan quí hiếm là một căn phòng tắm không gian mở với thiên nhiên và trời đất. Theo những nguyên tắc của phong cách sân vườn Đông Nam Á, nhà thiết kế đã sắp đặt hai khối trồng cây cạnh nhau bẻ góc, nhằm tạo ra cảnh quan thanh bình như những khu đền cổ xa xưa…
Đây là mẫu sân vườn được thiết kế bởi David Cubero và James Wong. Mục đích thiết kế là muốn nhấn mạnh vai trò của người làm vườn trong những nỗ lực bào vệ cây trồng thế giới, với nhiều loại cây trồng có thể hoàn toàn sinh tồn qua những nỗ lực của nhiều thế hệ người làm vườn tận tâm, nhiệt huyết.

freshhome-san-vuon_01

freshhome-san-vuon_02

freshhome-san-vuon_03

freshhome-san-vuon_04

freshhome-san-vuon_05

freshhome-san-vuon_06

freshhome-san-vuon_07

freshhome-san-vuon_08

freshhome-san-vuon_09

http://www.rhs.org.uk

Những chậu cây xanh nhỏ bé đáng yêu dành cho nhà bạn

Hãy tận dụng những khoảng không gian trong nhà bạn cho những chậu cây xanh nhỏ và đáng yêu, và đặt chúng ở những nơi mà bạn có thể. Những chậu cây xanh này không những giúp không gian môi trường nơi bạn sống trong lành hơn, mà chúng còn tác dụng tô điểm nhà bạn thật đẹp và duyên dáng hơn.

freshhome-cay-xanh-01

freshhome-cay-xanh-02

freshhome-cay-xanh-03

freshhome-cay-xanh-04

freshhome-cay-xanh-05

freshhome-cay-xanh-06

freshhome-cay-xanh-07

freshhome-cay-xanh-08

freshhome-cay-xanh-09

freshhome-cay-xanh-10

http://freshhome.wordpress.com

7 thg 7, 2009

Ngôi nhà "bánh bích quy" trong rừng Lyon

Cái tên thơm ngon này được một tạp chí kiến trúc Pháp đặt cho, và chủ ngôi nhà ven rừng này cũng rất lấy làm thích thú!
Không phải ngôi nhà bằng bánh rắc đường mái dốc trong truyện cổ tích, đây là một căn nhà 2 tầng rất hiện đại, 23 x 7m, làm bằng bê tông, sắt thép và kính, nương theo độ dốc của địa hình một ngọn đồi ven rừng. Nhờ vậy mà ở tầng nào cũng có thể mở cửa trực tiếp ra ngoài "sân".

Nổi bật trên sắc xanh núi đồi

Điều khác biệt ở đây là toàn bộ tầng 2 ngôi nhà được "phủ" thêm một lớp rèm thưa trên bề mặt kính cửa sổ, được kết từ những cấu trúc gỗ iroko độc đáo.

Đặc và rỗng, chi tiết và tổng thể

Được "xâu" với nhau bởi sợ cáp thép mảnh mà tinh xảo


Chi tiết từng chiếc "bánh bích quy"

Vậy thì tại sao lại cần những dây bánh bích quy đó? Nó có tác dụng gì?

Thứ nhất, nó có tác dụng chắn ánh nắng mặt trời bức xạ trực tiếp trên mặt kính, tác nhân gây ra "hiệu ứng nhà kính". Được chắn bởi bức mành thưa như thế này, toàn bộ tầng 2 tuy phơi mặt đứng ra nắng phía Đông, lấy sáng mà vẫn thoáng mát vì những khe hổng giữa các 'chiếc bánh'.

Thứ hai, nó đóng vai trò như một "bộ lọc không khí", giảm bớt nhiệt độ lớp không khí đệm giữa 2 lớp áo gỗ và kính, tạo nên một lớp "áo nhiêt" trung gian, tránh tác động trực tiếp quá nóng hay quá lạnh ngoài nhà vào không gian sống các phòng trong nhà. (Các ngôi nhà nhiệt đới Viêt Nam đã vận dụng rất xuất sắc nguyên lý này: các tấm "giại" che nắng trong hiên nhà truyền thống, hay là mặt đứng với những chi tiết bê tông hình đốt tre ở Dinh Thống Nhất của KTS. Ngô Viết Thụ tại TP. Hồ Chí Minh).



Phòng ngủ tầng 2 vừa được điều chính nhiệt và ánh sáng, lại vừa độc đáo

Và thứ ba, đây cũng là một giải pháp thiết kế gây hiệu quả thẩm mỹ đặc sắc. Nó là một sự "nhắc lại" gợi nhớ hình ảnh các khối đá địa phương, trên một cái nền công trình hiện đại.


Nổi bật với những chi tiết lặp lại trong một khuôn hình đơn giản

Tầng 1 thut vào trong, hưởng bóng đổ của tầng 2 vươn ra nên không càn lớp "bảo vệ" thêm, các mặt đều tiếp xúc "trực tiếp' với không gian rừng khoáng đạt quanh nhà.


Phòng sinh hoạt chung tầng 1


Với phong cách minimalist


Sảnh tầng phía sau khối nhà


Có những chi tiết kiến trúc tưởng chừng đơn giản và không chủ đích, nhưng ẩn sau đó là nhiều kinh nghiệm lâu đời, nhiều ý tưởng và phát minh độc đáo kết tụ thành.


Hiệu quả tuyệt vời của ánh sáng



ThS.KTS.TH